Dịch: Lãng Nhân Môn

***

Nam Sơn kéo vali tới rồi hỏi một cách uyển chuyển:

– Sao anh lại đổi sang xe này? Trước kia em không thấy anh lái đi nhỉ?

– Bác gái chê anh giàu quá, anh đành giản dị một tí vậy.

Cố Thăng đáp.

Nam Sơn:

– … À.

Anh nhận chiếc vali trong tay Nam Sơn rồi dùng chìa khóa để mở cốp xe.

– Có mở được không?

Cố Thăng gật đầu:

– Cứ để đó cho anh, em lên xe chờ tí là anh lên ngay.

– Vâng, thế thì em vào trước.

Năm phút sau, Cố Thăng vẫn đang mân mê cái cốp xe kia.

Nam Sơn đang nghĩ không biết mình có nên xuống xe xem không thì Cố Thăng đi tới:

– Xong rồi ạ?

Nam Sơn hỏi.

Cố Thăng lắc đầu:

– Chưa xong, anh mượn em một thứ với.

– Cái gì?

Cố Thăng ngại ngùng:

– Cái kẹp tóc nhỏ màu đen đó.

Nam Sơn: … hiểu rồi, Cố Thăng định mở khóa bằng tài lẻ của mình đây mà.

Cô cúi đầu xuống tìm kẹp tóc trong túi rồi đưa cho anh qua cửa kính đang hé mở.

Cố Thăng nhận lấy rồi cam đoan:

– Chờ anh năm phút, nhất định là sẽ mở được.

Nam Sơn mím môi nói:

– Em chờ.

Không biết ngoài cốp xe thì cái xe này còn tật xấu gì nữa hay không.

Sau khi mở được cốp xe, Cố Thăng mở cửa, ngồi vào ghế lái.

Anh lấy một cuốn sổ tay nhỏ ra đưa cho Nam Sơn.

– Đây là?

Chất giấy là giấy in, còn nguyên mùi mực mới, có lẽ là Cố Thăng tự mình đóng nó thành sách.

Cố Thăng nổ máy, quay đầu xe rồi lái xe sang bên phải đường.

Anh đáp:

– Trên đó có thông tin về nghề nghiệp, gia thế, sở thích và đam mê của anh.

Anh dừng một chút rồi nói tiếp:

– Nếu bác gái không thích anh giàu quá thì anh đành phải sắm vai một học sinh nghèo vượt khó vậy. Em đọc qua đi để đỡ nói hớ

nha.

Nam Sơn chớp mắt rồi mở cuốn sổ tay nhỏ kia ra:

– Anh không cần làm thế, sau khi bố mẹ em tiếp xúc với anh thì nhất định sẽ thích anh mà.

– Cần chứ.

Cố Thăng nghiêm trang nói:

– Đây là mục thêm điểm của anh đó.

Nam Sơn: … Được rồi!

Cô cúi đầu đọc cuốn sổ tay kia: nghề nghiệp giáo viên, gia thế trong sạch, có nhà nội thành.

– Được đó chứ.

Nhìn rất đáng tin cậy nha.

Nghe Nam Sơn tán dương mình, Cố Thăng cười thỏa ý:

– Anh nghiên cứu riêng về nghề nghiệp đó, nghe nói bác trai là thầy giáo thì anh cũng làm thầy là được. Thế thì bác trai nói

chuyện với anh sẽ thấy thân thiết ngay.

– Thế có dễ lộ không anh?

Hai người mà nói tới đề tài chung thì có khả năng là Cố Thăng không đối đáp nổi.

Cố Thăng nói với vẻ rất tự tin:

– Không đâu, anh với ba em trình độ khác nhau mà.

Thấy anh tự tin như thế, chắc là không vấn đề gì.

Cố Thăng lái xe ổn định rồi quay đầu nói với Nam Sơn:

– Em ngủ trước đi, bao giờ đến thành phố C thì chỉ đường cho anh.

– Vâng, em ngủ một tí, bao giờ đến nhớ gọi em đấy.

Nam Sơn đi đường dài thì nhất định sẽ ngủ một giấc.

Lúc họ đến thành phố C đã là một giờ chiều. Hai người ăn món Phúc Kiến ở một quán nhỏ ven đường rồi mới đi tiếp về nhà Nam

Sơn.

– Ở đây hả?

Nam Sơn chỉ về bên phải:

– Anh rẽ một cái nữa rồi đi thêm mười phút, bao giờ thấy tiểu khu Hoa Tây là tới. Em sẽ nhắc anh. Giờ em gọi cho mẹ đã.

Cô gọi cho bà Hứa:

– Mẹ à, con và Cố Thăng sắp đến rồi… Vâng, bọn con lái xe đến, cứ thế đi ạ… con cúp trước nhé, tí nữa đến nhà nói chuyện với

mẹ sau.

Cố Thăng đi thêm bảy tám phút nữa thì đến trước tiểu khu mà ba mẹ Nam Sơn ở.

Tiểu khu được bao phủ bởi cây xanh, phong cảnh tự nhiên mát mẻ.

Cố Thăng dừng xe bên ngoài rồi lấy quà tặng trong cốp xe ra.

Lần này anh dùng chìa khóa, hết thảy thuận lợi, ắt là điềm lành.

Nam Sơn nhìn thấy bà Hứa ở cửa tiểu khu đằng xa.

– Người đang ngắm bồn cảnh kia là mẹ em kìa, mình qua đó đi.

Cố Thăng nâng cao tinh thần nhìn về phía bà Hứa ở phía xa. Bà đang nói chuyện với hàng xóm, không nhìn thấy hai người họ.

Bà Hứa có khuôn mặt trái xoan, khi tươi cười dịu dàng khôn tả. Bà để tóc dài xõa trên vai, mặc áo và váy dài trắng ngà, khoác

thêm một chiếc áo dệt kim hở cổ có tua rua mỏng.

Anh thở phào nhẹ nhõm, nhìn khí chất và cách ăn mặc của bác gái thì chắc là tốt tính lắm đây.

Hẳn là sẽ dễ thu phục hơn bác trai nhỉ?

– Mẹ!

Nam Sơn nhìn thấy bà Hứa thì vui vẻ lắm. Cô bước đi rất nhanh, Cố Thăng vội đuổi theo.

Bà Hứa vừa nói chuyện với hàng xóm xong, quay đầu lại thì thấy Nam Sơn và Cố Thăng bên cạnh cô. Bà nở nụ cười nhẹ nhàng.

Bạn trai của con gái mình nhìn dáng dấp không tồi đâu, đẹp trai lịch sự ra phết.

– Mẹ à.

Nam Sơn đứng lại rồi giới thiệu với bà Hứa:

– Đây là Cố Thăng, bạn trai con.

– Cháu chào bác ạ.

Cố Thăng cười chào hỏi mẹ Nam.

Bà Hứa nhìn Cố Thăng rồi mỉm cười:

– Thằng bé này sáng sủa lắm, chúng ta vào nhà nói chuyện đi.

– Vâng ạ.

Vào đến nhà, bà Hứa để hai người ngồi trên sofa rồi vào phòng bếp.

Cố Thăng ngồi bên cạnh Nam Sơn, nói:

– Bác gái tốt quá.

Nam Sơn: … Đấy là vì bà chưa lộ mặt thật ra thôi.

– Mẹ em tốt lắm, anh ở nhà em không cần căng thẳng quá đâu.

Nam Sơn nói, hi vọng Cố Thăng thả lỏng một chút.

Chỉ chốc lát sau, bà Hứa bưng một đĩa trái cây ra đặt lên bàn trà rồi rót cho họ hai chén trà thơm.

Khi bà đưa cho Cố Thăng, anh đứng lên nhận bằng cả hai tay:

– Cháu cảm ơn bác ạ.

Bà Hứa mỉm cười nhìn anh, thằng bé này ngoan lắm.

Bà ngồi trên sofa bên phải Nam Sơn rồi nói với cô:

– Ba con còn đang lên lớp, trước giờ cơm tối mới về.

Nam Sơn gật đầu, cô cũng đoán được rồi.

Bà Hứa nhấp trà rồi hỏi:

– Hai đứa bên nhau bao lâu rồi?

– Một tháng hai mươi ba ngày ạ.

Cố Thăng đáp mà không cần suy nghĩ.

Bà Hứa nhướn mày, chưa đến hai tháng, hơi vội vàng nhỉ? Chắc là còn chưa qua thời kì tìm hiểu lẫn nhau nữa.

Cố Thăng cũng hiểu nói vậy có hơi ngắn, bèn vội vàng bổ sung:

– Nhưng chúng cháu quen biết nhau non nửa năm rồi.

– Ừm.

Bà Hứa buông chén trà xuống rồi nói:

– Bác sẽ không hỏi cháu mấy vấn đề linh tinh như khi khó sinh thì giữ mẹ hay con, mẹ chồng nàng dâu rơi xuống sông chọn cứu

ai trước. Nếu con gái bác đã đưa cháu về nhà thì chắc chắn là vì cháu đối tốt với nó, và cũng là đứa đáng tin cậy, không đặt nó

vào nguy hiểm.

Bà cười dịu dàng:

– Cho nên Cố Thăng à, đừng câu nệ, cứ coi như mình đang ở nhà đi.

Bà đẩy đĩa trái cây về phía anh:

– Ăn quả đi này.

Khi nghe bà Hứa nói đến đoạn giữ mẹ hay giữ con thì trong lòng Cố Thăng đã có ngay đáp án tiêu chuẩn: giữ mẹ, theo họ ai cũng

được, trai gái đều như nhau, mẹ cháu biết bơi ạ…

Hôm qua anh ngồi học hồi lâu, mẹ Nam mà không hỏi thì anh mới thất vọng ấy.

Sau đó mẹ Nam lại nói đối tốt với Nam Sơn là quan trọng nhất và không để Nam Sơn rơi vào tình cảnh nguy hiểm, Cố Thăng nghĩ

đến những gì hai người cùng nhau trải qua, bèn quyết định sau khi kết hôn sẽ thuê mười tám người đồng Thiếu Lâm về làm vệ sĩ

cho cô.

May mà mẹ Nam không biết hai người đã trải qua chuyện gì, nếu không còn lâu mới cho anh và cô ở bên nhau!

Cố Thăng lấy tăm xiên một miếng lê, khen “Ngọt lắm” rồi quay sang nói với Nam Sơn:

– Em cũng ăn đi.

Bà Hứa tạm vừa lòng với Cố Thăng. Bà bảo:

– Bác dọn phòng khách ở phía Nam rồi, đêm nay cháu ngủ ở đó. Nam Sơn, con đưa Cố Thăng đi xem phòng đi, xem còn thiếu gì

thì cứ việc đề xuất.

Bà đứng lên:

– Mẹ đang ninh canh, đi đây.

Bà Hứa vừa đi, Cố Thăng thở phào một hơi nhẹ nhõm. Bác gái cho anh ở lại thì chắc là anh tạm thời qua ải rồi đúng không?

– Đi thôi.

Nam Sơn cười tủm tỉm nhìn anh:

– Biểu hiện tốt lắm, em đưa anh đi xem phòng.

Từ hôm Nam Sơn gọi điện về thì bà Hứa đã dọn xong phòng cho khách rồi.

Cố Thăng nhìn chăn ga mới tinh, cửa sổ trong suốt, bình hoa không một hạt bụi và đồ dùng rửa mặt đầy đủ trong phòng, đoạn

nói:

– Bác gái chuẩn bị chu đáo thật.

Nam Sơn nói:

– Đương nhiên rồi. Anh nghỉ ngơi tí đi, lái xe cả nửa ngày chắc mệt lắm rồi. Bao giờ ba em về thì em gọi.

– Ừ.

Cố Thăng xoay xoay cái cổ mỏi nhừ:

– Nhất định phải gọi anh đấy nhé.

Rời khỏi phòng Cố Thăng, Nam Sơn kéo vali đi vào phòng mình.

Phòng ngủ của cô vẫn hệt như khi cô rời đi, chỉ có thêm một chiếc bình cắm hoa tươi.

Cô sắp xếp quần áo xong thì vào bếp tìm bà Hứa.

Bà Hứa đang ninh canh, sau khi thử vị mặn nhạt xong thì giảm nhỏ bếp xuống.

– Mẹ, Cố Thăng lái xe mấy tiếng nên hơi mệt, con bảo anh ấy đi ngủ rồi.

Nam Sơn dựa trên cửa rồi hỏi:

– Mẹ vừa lòng với anh ấy không?

Bà Hứa nói:

– Theo biểu hiện bây giờ của nó thì được đấy. Còn kết quả thế nào thì chờ ba con về xem rồi nói sau.

Đương nhiên, chủ yếu là mặt mũi dễ nhìn, dễ nhìn là ấn tượng đầu tiên đã tốt rồi.

– Bóc mấy củ tỏi trên thớt kia ra cho mẹ.

Bà Hứa chỉ huy:

– Cố Thăng có kiêng ăn gì không con?

Nam Sơn cúi đầu bóc vỏ tỏi rồi nói mấy thứ rau dưa mà Cố Thăng không thích.

Bà Hứa gật đầu:

– Kén chọn phết nhỉ, xem ra có mấy món không làm được rồi.

Bà nhìn Nam Sơn rồi cười bảo:

– Con gái nhanh ghê ha. Con bảo mẹ là con tìm được bạn trai rồi, mẹ còn tưởng là con lừa mẹ cơ. Hôm qua con gọi điện bảo sẽ đi

cùng bạn trai về nhà mình, mẹ giật hết cả mình.

Bà ngồi trên ghế nhỏ, nói tiếp:

– Mẹ giục con là để con có cảm giác nguy cơ tí thôi.

Ai ngờ con gái mình lại tìm đối tượng về cho bà xem thật, bà còn chưa kịp hỏi thằng bé nó làm nghề gì kìa.

Bà Hứa hỏi:

– Cố Thăng nó làm công việc gì con nhỉ?

– Cố Thăng là thầy giáo ạ.

Bà Hứa nhíu mày:

– Con trai mà làm thầy giáo thì ổn định quá, tiền lương cũng không cao. Được cái cũng có lợi là thầy giáo thì được nghỉ nhiều, sau

này còn có thể trông con và nấu ăn giúp con nữa.

– Dạ, anh ấy nói lấy nhau xong anh ấy sẽ nấu ăn.

Vừa nghĩ đến tay nghề của Cố Thăng thì Nam Sơn đã híp mắt lại:

– Anh ấy nấu ăn ngon lắm đó mẹ.

Bà Hứa nghe thấy con rể tương lai biết nấu ăn thì đã thấy thích hơn nhiều, mấy năm nay ít đàn ông con trai biết nấu ăn và nấu

ăn ngon lắm đó:

– Thế thì tốt, sau này nó nấu ăn còn con rửa bát.

Bà Hứa hỏi thêm mấy vấn đề nữa, Nam Sơn đều trả lời theo đúng những gì Cố Thăng viết trong sổ tay.

May mà Cố Thăng chuẩn bị chu đáo, chứ để cô trả lời theo tình hình thực tế rồi bà Hứa lại hỏi Cố Thăng thì lộ tẩy là cái chắc.

– Con cũng đi nghỉ đi, mình mẹ ở bếp được rồi.

Bà Hứa nhìn Nam Sơn với vẻ chê bôi:

– Không biết nấu ăn thì đừng có đứng đây cho vướng.

Nam Sơn cười hì hì:

– Tuân lệnh!

Vì đường tắc quá nên ba Nam về đến nhà đã là sáu giờ tối.

Vừa vào đến nhà, ông đã thấy Cố Thăng đang ngồi nói chuyện phiếm với con gái mình trên sofa.

Ông đoán đây là đối tượng của con gái mình, ừm, trông cũng sáng sủa đấy.

Nhìn ngoại hình hợp với con gái lắm luôn.

Ông nheo mắt rồi cố tình ho khan một tiếng.

Cố Thăng nghe tiếng bèn nhìn ra phía cửa. Anh thấy một người đàn ông trung niên đeo kính khí chất nho nhã, đường nét khuôn

mặt khá giống Nam Sơn. Anh đứng lên, hơi cúi đầu xuống, gọi một tiếng “Bác trai” rồi tự giới thiệu mình.

Ba Nam hơi gật đầu:

– Cháu ngồi đi. Cứ coi đây là nhà mình là được. Bác vào bếp chút, hai đứa cứ nói chuyện nhé.

Ông đặt cặp sách lên tủ rồi đi vào trong bếp.

– Khí chất của bác trai tuyệt quá.

Chỉ không biết thái độ của ông với mình thế nào thôi.

Nam Sơn tự hào khoe:

– Đương nhiên, ba em dạy ngữ văn mà.

Chỉ một lát sau, ba mẹ Nam Sơn đi ra:

– Hai đứa mau rửa tay đi ăn cơm nào.

Cố Thăng vào phòng bếp rửa tay rồi giúp mẹ Nam bưng đồ ăn ra.

Bà Hứa thấy thế thì càng thêm vừa lòng.

Bốn người ngồi xuống, đợi người lớn động đũa xong thì bắt đầu ăn cơm.

Ba Nam mở một bình rượu Mao Đài rồi nói:

– Bình rượu Mao Đài này bác quý lắm, vẫn tiếc không bỏ ra uống. Hôm nay là lần đầu tiên con gái bác đưa bạn trai về nhà, phải

mở ra mới được.

– Ba à, rượu này nặng lắm, ba uống ít thôi.

Ba Nam gật đầu:

– Ba biết rồi.

Con gái không nên lo cho mình mà nên lo cho thằng nhóc bạn trai nó kia kìa.

– Nào, Cố Thăng bác rót đầy cho cháu.

Cố Thăng nhận chén:

– Cháu cảm ơn bác ạ.

Cốc thủy tinh cao bằng ngón cái đổ đầy rượu mạnh.

Ba Nam chỉ rót cho mình có nửa cốc thôi.

Cố Thăng nhấp một ngụm, rượu vào miệng thì dịu nhẹ, hương lượn lờ quanh chóp mũi.

Đúng là rượu ngon, thế nhưng rượu này nặng mà ngấm lâu, không thể uống nhiều.

Ba Nam liếc nhìn Nam Sơn:

– Mấy tháng con không về, gầy hết cả người rồi, ăn nhiều chút, đừng có cả ngày nghĩ đến giảm béo nữa.

– Ba à, con tăng nửa cân đấy. Có khi lần này về nhà ba hôm lại tăng cả cân ấy chứ.

Ba Nam cười tủm tỉm:

– Tăng cân mới tốt, béo mới phúc hậu.

Rồi ông quay sang nói với Cố Thăng:

– Nghe con gái bác nói cháu là thầy giáo, bác cũng thế đó, thế cháu dạy môn gì?

Cố Thăng buông đũa rồi trả lời lễ phép:

– Cháu dạy văn đại học ạ.

Nghe xong, Nam Sơn cười suýt chết sặc, cứ ho sặc sụa không ngừng.

Cố Thăng vỗ lưng cô rồi hỏi với vẻ quan tâm:

– Sao rồi, đỡ hơn chưa?

Mãi một lúc lâu sau Nam Sơn mới đỡ hơn một tí. Cô uống mấy ngụm canh rồi xua tay bảo:

– Em sặc thôi, không sao.

Nhân tiện còn ném cho anh một ánh mắt “tự cầu phúc đi”.

Cố Thăng không hiểu lắm.

– Ăn từ từ, bên trong còn nữa.

Ba Nam nhìn Nam Sơn với ánh mắt dịu dàng rồi nói tiếp:

– Khéo thật, bác cũng dạy ngữ văn đại học, cháu dạy về mảng nào? Chúng ta thảo luận chút đi.

Lần này đổi sang Cố Thăng ho khan sù sụ. Anh liếc mắt nhìn Nam Sơn, cái liếc chứa đựng bao điều muốn nói: Chẳng phải em nói

bác dạy văn sao? Anh tưởng bác trai dạy văn tiểu học trung học nên mới quyết định lấy nghề là giảng viên văn đại học, nghe vừa

cao cấp lại vừa ngầu.

Ai ngờ bác trai lại là giảng viên văn đại học, đã thế còn muốn thảo luận văn học với anh nữa chứ. Cố Thăng nghẹn họng, anh có

biết cái quái gì đâu, sắp quên hết cả thơ cổ rồi kia kìa!

Nam Sơn làm bộ ngây thơ vô tội, tại lúc trước Cố Thăng thể hiện tự tin quá nên cô cũng không hỏi anh định dạy cấp nào.

Cô vỗ lưng Cố Thăng, một lát sau anh mới nói:

– Xin lỗi, cháu sặc rượu.

Mất một lúc lâu rồi, hi vọng là bác trai không tiếp tục cái đề tài này nữa.

– Cố Thăng à!

Ba Nam cười tủm tỉm nhìn anh:

– Chúng ta thảo luận văn học chút đi. Cháu dạy mảng nào?

Cố Thăng rũ mi mắt, mãi sau mới nói:

– Cháu dạy lý luận văn học phương Tây ạ.

May mà lúc ở nước ngoài anh có học môn nay, thế nhưng giờ cũng chẳng nhớ được bao nhiêu nữa.

Ba Nam tươi cười:

– Bác thấy mảng này thú vị lắm, tán gẫu chút được không?

– Được ạ!

Cố Thăng đồng ý rất thoải mái, nhất định khí thế không thể thua.

Ba Nam nói đến một quan điểm lý luận nào đó.

Cố Thăng vừa nghe thì đã biết ngay mình phải nhanh chóng chấm dứt cái đề tài này ngay.

Anh vừa nói vừa pha thêm một đống tiếng Anh, tự tin cực kì, thần thái hăng hái, ba Nam nghe mà ngây ra sửng sốt.

Thực ra anh cũng chẳng biết anh đang nói cái gì nữa, quan trọng là phải tự tin.

Bây giờ đến chính anh còn tin mình dạy môn lý luận văn học phương Tây nữa là.

Cố Thăng ngại ngùng nói:

– Cháu dạy trong một trường quốc tế ở thành phố N, dạy và học đều bằng tiếng Anh cả, cho nên cứ không chú ý một cái là nói

sang tiếng Anh ngay.

Nói đoạn, anh nhíu mày:

– Học sinh bây giờ giỏi hơn ngày xưa nhiều.

– Không sao, bây giờ tụi nhỏ nó giỏi thật đấy.

Ba Nam liếc nhìn Cố Thăng, xem ra thằng nhóc này cũng có chút tài năng:

– Nào, chúng ta uống tiếp.

Ngay cả Nam Sơn cũng phải kham phục, không ngờ Cố Thăng lại lừa được cả ba cô, siêu thật.

Ba Nam nói:

– Cháu đừng có khách khí với bác đấy nhé.

Ông nâng chén lên:

– Bác trăm phần trăm, cháu cứ tùy ý.

Sau đó ba Nam ngẩng đầu lên uống một hơi cạn sạch.

Thấy ba Nam sảng khoái như thế, Cố Thăng nào dám mặt dày mà tùy ý, anh cũng đành cạn chén luôn.

– Sảng khoái lắm!

Ba Nam giơ ngón cái lên rồi rót nửa chén cho mình và đầy chén cho Cố Thăng.

– Nào, chúng ta uống tiếp đi.

Nam Sơn không nhịn được phải khuyên:

– Ba, ba uống ít thôi.

Ba Nam xua tay:

– Tửu lượng của ba con tốt lắm, hôm nay ba cao hứng, uống thêm tí cũng không việc gì.

Thấy mẹ mình không khuyên can, Nam Sơn đành thôi vậy.

Sau khi uống được mấy lượt thì mặt mũi ba Nam đã đỏ gay.

Cố Thăng đi bàn chuyện làm ăn, tham gia tiệc rượu nhiều, tiệc nào cũng uống rượu, đã sớm luyện quen rồi.

Chẳng phải chỉ là uống rượu thôi sao? Bác trai thích thì anh chiều là được.

Cuối cùng, ba Nam say quá, gục đầu xuống bàn rồi làu bàu một câu:

– Hừ, sao lần này không gọi Tiểu Nam Nam nữa đi? Đừng tưởng cậu gọi nó là Nam Sơn thì tôi không nhận ra nhé.

Cố Thăng đang gắp lạc bỗng run tay, củ lạc rơi tọt xuống đất.

Tiêu rồi, bác trai đã nhận ra từ lâu rồi!