Lời nói của Du Dần nhất thời làm cho Đồ Sam rung động, cô đờ người ra, nhìn anh không chớp mắt lấy một cái.
Mắt cô đỏ lên, nước mắt rơi không ngừng.
Cô nhìn anh trong khoảnh khắc rất gần, cô phát hiện ra lông mày của anh lạnh lẽo khiến người khác phải khắc sâu, nhưng tình cảm của anh lại mãnh liệt như dung nham, nóng bỏng đến mức cô phải đau lòng.
Cũng trong khoảnh khắc này cô hiểu được anh vô cùng sợ hãi khi mất cô, lớp vỏ mạnh mẽ bên ngoài của anh đã vỡ tan tành, để lộ ra sự mỏng manh và yếu ớt bên trong.
Đôi môi Đồ Sam run rẩy, đôi mắt rung động, cô muốn nói chuyện, nhưng sau tất cả, cô không nói nên lời. Cánh tay càng thêm lực ôm chặt anh thêm nữa.
Du Dần cảm nhận được cái ôm gắt gao của cô, cả người liền thả lỏng, ngã xuống người cô.
Anh vùi mình vào cổ cô, như muốn khảm sâu thân mình ở đó.
Nước mắt Đồ Sam tuôn rơi mãnh liệt, cô gần như nghẹt thở, vì cô nghe thấy tiếng khóc nấc của anh, tiếng khóc như là giải tỏa, lại như đang kìm nén.
Giường trắng ướt đẫm nước mắt, một tia sáng chiếu xuyên qua tấm rèm cửa, những hạt bụi ti li trong ánh sáng trôi nổi như những bông tuyết trắng.
Hai người trên giường đã ôm nhau rất lâu, nước mắt đã được hong khô, không gian tĩnh lặng. Chỉ có đôi tay là vẫn siết chặt nhau không buông.
Có lẽ là đã khóc quá lâu, Đồ Sam cảm thấy hoa mắt đau đầu, dần dần ngủ thiếp đi.
Đồ Sam mệt mỏi tỉnh lại, trong phòng đã tối om từ bao giờ. Cô vội vàng ngồi dậy, thấy bóng người bên cửa sổ, Du Dần đang ngồi đó, đôi mắt như một ngôi sao sáng lạn.
“Dậy rồi à?” Anh hỏi.
Đồ Sam “Ừm” một tiếng.
Du Dần lại nói: “Đầu giường có nước đấy.”
Đồ Sam làm theo lời anh, mò tìm cốc nước trên đầu giường. Cô cầm lấy nó và nhấp một ngụm, nước vẫn còn ấm.
Đồ Sam đặt chiếc cốc lại và nhìn anh: “Anh đã ngủ chưa?”
Du Dần: “Chưa.”
Đồ Sam nheo mắt: “Anh không mệt sao?”
Du Dần lắc đầu: “Không mệt.”
Sau khi trả lời, anh đứng dậy đi tới một góc: “Để anh bật đèn lên.”
Đồ Sam đột nhiên ngăn lại: “Đừng bật.”
Bước chân của Du Dần chợt dừng lại.
Cô nhìn anh: “Em có thể nhìn rõ được anh.”
Du Dần đứng im.
Đồ Sam hỏi: “Anh có thể nhìn rõ em chứ?”
Du Dân liền cong môi: “Lần đầu tiên anh nhìn thấy em trong ngôi nhà ma. Hoàn cảnh đó còn tối hơn bây giờ.”
Đồ Sam cười lên, mấp máy môi.
Cô vẫy tay: “Anh tới bên cạnh em, có được không?”
Du Dần thật sự quay lại, ngồi xuống mép giường.
Anh giữ bàn tay nhỏ bé của cô trên tấm chăn, bàn tay đan vào nhau, giống như cầm một bó bông trắng sau một thời gian dài vậy.
Đáy lòng anh giờ như một bầu trời mùa thu trong vắt, trời cao mây trắng. Có một sự mềm mại và rạo rực lạ lẫm tiến tới.
Đồ Sam cúi đầu, đặt bàn tay còn lại trên mu bàn tay của anh, anh ngồi đó chắc đã lâu, bàn tay anh lạnh buốt.
Cô dựa sát vào anh, muốn che chắn cái lạnh cho anh.
Du Dần thuận theo, để cho cô bao bọc lấy mình, đợi một lúc hỏi, “Em muốn nghe sao?”
Giọng anh trịnh trọng, làm cho cô nháy mắt ngồi thẳng người lên.
Đồ Sam cũng hỏi lại: “Anh có muốn nói không?”
Du Dần đáp: “Ừ.”
Đồ Sam liền trở nên nghiêm túc: “Em sẽ nghiêm túc lắng nghe.”
Du Dần mỉm cười, liếc nhìn bàn tay của cô và của anh đang đan vào nhau: “Nắm chặt tay anh.”
Đồ Sam nắm chặt tay, trong lòng căng thẳng như muốn nhảy lầu.
– —
Trong nửa giờ tiếp theo, Đồ Sam nghe thấy một câu chuyện, chuyện chưa bao giờ có thể xuất hiện trong cơn ác mộng khủng khiếp nhất của cô, nhưng đó lại là quá khứ của Du Dần, ngay cả khi giọng điệu của anh bình thản, coi như chuyện bình thường, như nói về người khác, như thể kể về một sự việc không hề liên quan đến mình, anh vẫn luôn lạnh nhạt như vậy.
Bố Du Dần, là một người đàn ông tàn nhẫn độc ác.
Từ khi anh hiểu chuyện, cuộc sống của anh và mẹ luôn tràn ngập những trận đòn roi, luôn phải hứng chịu những lời nhục mạ, chửi mắng từ bố mình.
Người cha phung phí tiền vào việc cờ bạc và rượu chè, cứ dăm bữa nửa tháng lại đánh đập hai người trong cơn say rượu. Lý do cho bạo lực gia đình là đôi khi chỉ vì mẹ anh vô tình ngáp trước mặt ông ta, ông ta cũng cảm thấy bẽ mặt, sau đó tức giận, lật bàn đập bát rồi lao tới đánh đập.
Năm tuổi, anh từng muốn bảo vệ người mẹ đang đau đớn van xin trên mặt đất, gào khóc thật lớn để van xin ông ta dừng tay. Nhưng ông ta lại lôi mẹ anh tới trước mặt anh, yêu cầu đá chính đứa con của mình, nếu đá không đủ tàn nhẫn, ông ta liền đá mẹ anh, mặt bà khóc đến biến dang, không ngừng van nài ông ta đừng làm vậy, nhưng chỉ đổi lại được một trận đòn còn đau đớn hơn, tàn nhẫn hơn.
Khi anh mười tuổi, mẹ bị bố đánh đập bằng gạt tàn đến chảy máu đầu. Anh không thể chịu đựng được đã báo cảnh sát. Cảnh sát đến cửa giả vờ hòa giải qua loa một lúc, nghiêm cấm này nọ rồi nhanh chóng rời đi. Khi họ rời đi, bố trói anh sang một bên, trước mặt anh, ông ta tát mẹ một trăm cái bạt tai, trên mặt đầy vẻ kiêu ngạo cùng hung dữ, “1, 2, 3… muốn gọi cảnh sát? Gọi cảnh sát à? Tao sẽ đánh chết mày…” Anh liều chết giãy giụa cơ thể mình, nhưng bản thân lúc đó giống con cá trên thớt không thể di chuyển, anh chỉ có thể khóc lóc, hét lên cầu xin, và cuối cùng là bất lực, tuyệt vọng đến cùng cực.
Đồ Sam không thể nào tin rằng anh đã sống mười năm, hai mươi năm trong cái địa ngục như vậy.
Có lần anh năn nỉ mẹ mình ly hôn với người đàn ông đó, rồi hai người cùng rời khỏi nơi đó, nhưng mẹ chỉ lắc đầu liên tục một cách tê dại, nói rằng bà vô dụng, không học hành, không có việc làm, không có cách nào, ở cạnh ông ta, hai người mới có cái để ăn, anh mới có thể đi học, nếu đi theo bà, hai người đến cơm cũng không có để ăn, mà ly hôn tốn rất nhiều tiên, bà bây giờ đến tiền mời luật sư cũng không có.
Ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh. (*)
(*)Ai kỳ bất hạnh, nộ kì bất tranh: đây là danh ngôn của Lỗ Tấn, từ cuốn tiểu thuyết 《Khổng Ất Kỷ 》
– Ai kỳ bất hạnh: nói đến vì cảnh ngộ bất hạnh của ai đó mà cảm thấy bi ai.
– Nộ kỳ bất tranh: Là nói đến ai đó không tranh giành, không chịu thua kém mà cảm thấy phẫn nộ và tiếc nuối.
(Trích từ blog)
Ở trường trung học cơ sở, một tia sáng đã xuyên vào bóng tối. Anh giành được cơ hội mà ai ai đều mong ước, vào trường nội trú.
Nhưng mỗi đêm anh đều sẽ mơ, mơ thấy khuôn mặt vàng vọt đầy máu me của mẹ, mơ đến khoảng thời gian hơn mười năm như địa ngục. Mơ thấy mẹ anh đau đớn quằn quại, cả người héo hon khóc lóc cầu xin bố anh dừng lại.
Nỗi lo lắng của anh nhanh chóng được xác nhận. Vào đêm trước kỳ thi tuyển sinh trung học, anh được giáo viên trong lớp gọi ra ngoài.
Khi anh đến văn phòng, anh nhận được cuộc gọi từ một người họ hàng vẫn luôn thờ ơ với gia đình họ. Nói rằng mẹ anh phải nhập viện tình hình không được tốt lắm. Muốn gặp mặt con trai mình lần cuối.
Cậu thiếu niên gầy gò xin nghỉ, vội vàng trở về thị trấn tối tăm. Trong bệnh viện, anh thấy người mẹ đáng thương đáng buồn của mình, trên đầu quấn băng gạc trắng, ắt hẳn bị thương cực kì nặng. Khuôn mặt trơ xương, vàng vọt, khô mục giống như đóa hoa khô héo đã phải chịu đủ sự tàn phá đến vỡ vụn, không khác gì vô số những giấc mơ đau đớn của anh.
Anh hỏi: “Ông ta lại đánh mẹ à?”
Bà khẽ mỉm cười, giọng nói yếu ớt: “Không, mẹ chỉ bị bệnh thôi.”
Nỗi buồn lớn hơn cả cái chết, dường như anh có thể đọc được ánh mắt của bà.
Anh nắm tay mẹ nhìn bà mơ màng thiếp đi.
Anh nhớ album mà anh đã xem khi còn nhỏ. Cách đây nhiều năm, mẹ anh có sự nhanh nhẹn, sống động và tươi đẹp mà những bức ảnh đen trắng không thể che giấu được.
Anh đi ra ngoài phòng bệnh, đấm mạnh vào tường trong đau đớn, cuối cùng che mặt gào khóc.
Sự trở lại của con trai khiến mẹ anh nhanh khỏe hơn. Sau nửa tháng, mẹ anh đã có thể ra khỏi bệnh viện.
Trên xe buýt về nhà, mẹ ngồi cạnh anh, như một cô thiếu nữ nói: “Điều hạnh phúc nhất sau khi kết hôn là những ngày này, không cần phải gặp bố con, thật hạnh phúc.”
Bà nhìn ra ngoài cửa sổ, những giọt nước mắt trào ra, có một loại lưu luyến đến tuyệt vọng không thể tả hiện lên trong ánh mắt bà.
Trở về nhà, người bố lạnh lùng kia đã chờ đợi họ.
“Còn biết đường trở về à? Một người không đi học, một người không quan tâm đến gia đình, lãng phí tiền của tao”
Người cha bùng lên cơn giận dữ ngay lập tức, túm cổ áo của mẹ và kéo bà vào phòng khách. Người mẹ hét lên, van xin, bà muốn phản kháng nhưng bản thân cánh tay gầy gò, giống như những cây sậy bị bão cuốn đi, và không có chút lực phản kháng nào.
Anh đi theo sau, kéo mẹ theo hướng ngược lại, bật khóc và năn nỉ: “Ông buông mẹ tôi ra, tôi cầu xin ông, bà ấy bị ốm, ông không thể đánh bà nữa……”
Ông ta túm lây tóc mẹ, ghì chặt trên bàn trà, khóe mắt tràn ngập sự điên cuồng: “Bà ta mà bị ốm sao? Người đàn bà chết tiệt này tự sát đó mày có biết không, cái loại muốn chết để trốn tránh trách nhiệm này cần bị đánh! Đánh cho đến chết, dù sao bà ta cũng không sợ chết! Để tao nhìn xem bà ta còn dám tự sát hay không, đồ gái điếm!”
Ông ta bắt đầu hung ác đánh mặt bà, tiếp đó còn thấy chưa đủ liền cầm lấy cái gạt tàn thuốc đập cánh tay bà, lại lấy thắt lưng gấp đôi lại quất tới tấp.
Khuôn mặt của bà đỏ ửng, bị ông ta siết, cổ, mặt, cánh tay dần dần chảy máu, đau đến kêu khóc thảm thiết.
Du Dần toàn thân run rẩy, không biết làm sao. Đột nhiên, trong một khoảnh khắc, trong đầu anh lóe sáng.
Anh giật mình, chạy nhanh vào bếp, rút con dao gọt hoa quả. Tiếng thét của mẹ gần bên tai. Anh chạy về phòng khách một cách điên cuồng, hai tay cầm dao, trực tiếp đâm vào lưng ông ta.
Ông ta hét lên, điên tiết quay đầu, muốn bắt anh lại.
Anh lại không thể không chế đầu óc mình, không khống chế được cánh tay của mình, tay chân như bị ác ma sai khiến.
Máu bắn tung tóe, nhuộm đỏ đôi mắt anh.
Không biết đâm bao nhiêu dao, ông ta cuối cùng cũng nằm trên mặt đất, run rẩy, giống như dã thú bị móc hết lục phủ ngũ tạng.
Mẹ anh hoảng loạn quay đầu, nhìn anh bằng ánh mắt không thể tin được.
Loảng xoảng, dao gọt trái cây rơi xuống đất. Du Dần khóc đau đớn ngã ngồi xuống đất. Đôi mắt mờ đi, tách biệt bởi máu, như hoàng hôn, màu hồng, và xa xăm, với sự bình thản, nhẹ nhõm và giải thoát đã mất từ lâu.
Ngày này cuối cùng cũng kết thúc.